Đánh giá thực hiện Điều lệ trường mầm non

Ngày đăng: Lượt xem:

Thực hiện công văn sô 3215/BGDĐT-GDMN của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 20\6\2014 về việc rà soát việc thực hiện Điều lệ trường mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum có ý kiến như sau:
1. Đánh giá: Các trường mầm non, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn toàn tỉnh được thành lập và hoạt động theo đúng điều lệ trường mầm non; thực hiện đúng nhiệm vụ và quyên hạn; được tổ chức theo đúng loại hình có sự quản lý chặt chẽ của các câp quản lý nhà nước theo quy định.
Các trường mầm non đều có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng; thực hiện hỗ trợ các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục độc lập trên cùng địa bàn theo sự phân công của các cấp tham quyền.
Thực hiện định biên số trẻ cơ bản theo đúng điều lệ: nhóm trẻ 24-36 tháng: 25 trẻ/lớp, lóp mầm: 25 trẻ/lóp; lớp mẫu giáo 3-4 tuổi: 25 trẻ/lớp; lớp mẫu giáo 4-5 tuổi: 30 trẻ/lớp; lóp mẫu giáo 5-6 tuổi: 35 trẻ/lớp. Tố chức các nhóm trẻ ghép hoặc lóp ghép đôi với các nơi có số lượng học sinh ra lóp không đủ số lượng theo quy định.
Nhà trường có Hội đồng trường, các tổ chuyên môn theo quy định; có cản bộ quản ỉý và giáo viên đảm bảo yêu cầu của điều lệ trường mầm non. Thực hiện việc nuôi dạy trẻ theo chương trình Giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đồng thời tố chức cho trẻ khuyết tật học hòa nhập. Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ chương trình giáo dục mầm non được trang bị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhà trường, nhóm trẻ, lóp mẫu giáo độc lập có sự phối họp với các ban ngành đoàn thế trong công tác tuyên truyền phố biến các kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng; thực hiện phòng bệnh và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ trong nhà trường. Huy động được các nguồn lực chăm lo sự nghiệp giáo dục mầm non, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng hệ thống trường lớp; tạo điều kiện nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục.
2. Những vướng mắc
2.1 Khó khăn, vướng mắc
– Về mạng lưới trường lóp
+ Hệ thống trường, lóp, cơ sở vật chất mầm non hiện tại chưa đáp ứng với nhu cầu đến trường của trẻ, đặc biệt là trẻ có độ tuôi từ 3 đên 36 tháng tuôi; một sô trường tại các xã có số điếm lẻ nhiều hơn so với quy định.
+ Một số trường mầm non tại thành phố, thị trấn, khu đông dân cư chưa đảm bảo diện tích nhà trường, phòng sinh hoạt, phòng vệ sinh, hiên chơi theo quy định điều lệ.
+ Còn nhiều trường mầm non, mẫu giáo thiếu khu hành chính quản trị; các phòng chức năng; thiêt bị, đô dùng đồ chơi, đồ chơi ngoài trời, cơ sở vật chất còn hạn chế, nhất là phòng học.
– Về học sinh:
+ Sĩ số trẻ tại một số trường, lớp nhiều hơn so với quy định của điều lệ; đặc biệt là các trường mâm non trong địa bàn thành phố, thị trấn, khu đông dân cư và các lớp ghép.
+ Số lượng trẻ khuyết tật tại một số lớp cao hơn so với quy định của điều lệ; đồ dùng, thiêt bị phục vụ cho giáo dục trẻ khuyêt tật chưa đáp ứng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ khuyết tật.
–     Vê đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên:
+ Một số đơn vị trường mầm non hạng I còn thiếu 1 hiệu phó so với quy định.
+ Số lượng giáo viên/lớp gặp khó khăn do chưa có thống nhất về khái niệm, định mức trong các văn bản liên quan.
+ Nhân viên thũ quỹ, cấp dưỡng còn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn.
2.2 Nguyên nhân:
– Địa bàn toàn rộng, phức tạp, dân cư sống không tập trung dẫn đến nhiều trường có số lượng điếm lẻ cao hơn quy định.
– Nguồn lực đầu tư xây dựng cho bậc học mầm non còn hạn chế, hệ thống trường lóp xây dựng trước đây chưa đáp ứng theo quy định về diện tích của điều lệ, sự quá tải của trẻ có độ tuối ra lớp đặc biệt tại thành phố, thị trấn và khu đông dân cư.
– Theo Thông tư 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV về Định mức biên chế trong cơ sở Giáo dục mâm non quy định lớp không có trẻ bán trú: 20-25 trẻ/1 giáo viên; lớp có trẻ bán trú: 25-30 trẻ/2 giáo viên. Tuy nhiên khái niệm bán trú ở bậc học mâm non chưa được quy định cụ thể trong điều lệ và các văn bản liên quan dẫn đến việc áp dụng chưa thống nhất trong thực tế tại cơ sở.
– Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn thiếu tại các xã khó khăn, vùng xa, vùng sâu.
– Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên được thực hiện hằng năm tuy nhiên các nội dung bồi dưỡng chỉ phần nào đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ của nhân viên tại các cơ sở giáo dục mầm non.

Tác giả bài viết: PGD

Nguồn tin: Sở GD&ĐT